This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Năm, 9 tháng 8, 2012



Giới thiệu bản đồ tư duy
Chúng ta đang sống trong thời kì phát triển mạnh mẽ, thế giới vận động và thay đổi đến từng giây. Do đó việc học tập chăm chỉ chưa hẳn là giải pháp tối ưu, bởi khi có nhiều sự lựa chọn thì vấn đề không chỉ là học cái gì mà là học như thế nào và sử dụng công nghệ gì. Thông tin đa chiều và thực tế yêu cầu không chỉ có kiến thức mà còn có khả năng tạo ra gía trị gia tăng từ kiến thức. Nghiên cứu về hoạt động của bộ não con người, người ta chỉ ra rằng bộ não hoạt động gồm 2 nhánh:

Não phải nhạy cảm với các thông tin về màu sắc, nhịp điệu, hình dạng, tưởng tượng, … sẽ tác động kích thích não trái.
Não trái thích hợp với các từ ngữ, con số, tư duy, phân tích, … cho ra sản phẩm.

Do đó người ta tìm cách kích thích não phải tốt nhất. Trình bày vấn đề theo sơ đồ, biểu đồ bao giờ cũng gây hứng thú. Trong các hình thức ấy, sơ đồ mà tác giả Tony Buzan đưa ra được đánh giá cao nhất và đã trở thành công cụ làm việc hiệu quả của hàng triệu người trên thế giới.
Mô hình sơ đồ tư duy của Tony Buzan
Tony Buzan là người sáng tạo ra phương pháp tư duy Mind Map (bản đồ tư duy). Tony Buzan từng nhận bằng Danh dự về tâm lý học, văn chương Anh, toán học và nhiều môn khoa học tự nhiên của trường ĐH British Columbia năm 1964. Là tác giả hàng đầu thế giới về não bộ, ông đã viết 92 đầu sách, được dịch ra trên 30 thứ tiếng với hơn 3 triệu bản in tại 125 quốc gia trên thế giới và được biết đến nhiều nhất qua cuốn Use your head. Trong đó, ông trình bày cách thức ghi nhớ tự nhiên của não bộ cùng với các phương pháp Mind Map. Ngoài ra, ông còn có một số sách nổi tiếng khác như Use your memory, Mind Map Book

Sơ đồ tư duy của Tony Buzan Sơ đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy. Đây là phương pháp dễ nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não của bạn rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não. Nó là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả theo đúng nghĩa của nó, “sắp xếp” ý nghĩ của bạn.Bạn hãy tưởng tượng tới một chú bạch tuộc có thân ở giữa và những chiếc xúc tu (vòi) xung quanh. Sơ đồ tư duy gồm 1 vấn đề lớn đặt ở trung tâm và các nhánh ý tưởng toả ra xung quanh. Một sơ đồ tư duy cho phép chúng ta thoả sức vạch ra các ý tưởng, suy nghĩ đầy đủ trước khi đi đến một quyết định. Nếu cần xây dựng một kế hoạch làm việc, phân tích một vấn đề v.v...thì sơ đồ tư duy mang đến những giá trị lớn hơn nhiều việc bạn đặt bút viết tuần tự từ đầu đến cuối trang giấy, nhất là những người có năng khiếu vẽ đẹp, tạo cho sơ đồ sự hấp dẫn.

Trước nay, chúng ta ghi chép thông tin bằng các ký tự, đường thẳng, con số. Với cách ghi chép này, chúng ta mới chỉ sử dụng một nửa của bộ não - não trái, mà chưa hề sử dụng kỹ năng nào bên não phải, nơi giúp chúng ta xử lý các thông tin về nhịp điệu, màu sắc, không gian và sự mơ mộng. Hay nói cách khác, chúng ta vẫn thường đang chỉ sử dụng 50% khả năng bộ não của chúng ta khi ghi nhận thông tin. Với mục tiêu giúp chúng ta sử dụng tối đa khả năng của bộ não, Tony Buzan đã đưa ra Bản đồ tư duy để giúp mọi người thực hiện được mục tiêu này.

Ưu điểm của Mind Map là giúp người ta nhìn vấn đề một cách toàn diện hơn, nói cách khác thì Mind Map là tư duy hệ thống, không chỉ nhìn thấy cây mà còn thấy cả rừng

Cách tạo sơ đồ tư duy hiệu quả 


  • Sử dụng những từ chính hoặc những hình ảnh cần thiết.
  • Bắt đầu từ trung tâm và triển khai ra.
  • Tạo cho trung tâm một hình ảnh rõ ràng và “mạnh” miêu tả được nội dung tổng quất của toàn bộ mind map.
  • Tạo các trung tâm nhánh và các chi tiết nhánh.
  • Đặt những từ trọng tâm vào những hàng mà làm tăng kết cấu của các ghi chú.
  • In ra giấy hơn là viết tay vì làm cho dễ đọc và dễ nhớ hơn.
  • Những trường hợp sau phải phân biệt rõ hơn những trường hợp trước.
  • Sử dụng màu sắc để làm nổi bật vấn đề.
  • Những gì không có trong trình bày thì không nên đưa vào mind map.
  • Tư duy hai chiều (phản biện)
  • Sử dụng mũi tên, biểu tượng hoặc những hình ảnh để chỉ ra sự liên kết.
  • Đừng để bị tắc ở một khu vực. Nếu cạn kiệt suy nghĩ thì chuyển sang nhánh khác
  • Ghi ngay ý tưởng vào nơi hợp lý ngay khi nghĩ ra nó. Đừng lưỡng lự.
  • Phá vỡ ranh giới. Khi hết giấy để trình bày thì đừng nên thay một tờ giấy khác to hơn mà sử dụng thêm các tờ khác ghép vào.
  • Hãy sáng tạo.

Sáng tạo với sơ đồ tư duy
Lưu ý: 


  • Bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh của chủ đề. Tại sao lại phải dùng hình ảnh? Vì một hình ảnh có thể diễn đạt được cả ngàn từ và giúp bạn sử dụng trí tưởng tượng của mình. Một hình ảnh ở trung tâm sẽ giúp chúng ta tập trung được vào chủ đề và làm cho chúng ta hưng phấn hơn.
  • Luôn sử dụng màu sắc. Bởi vì màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh
  • Nối các nhánh chính (cấp một) đến hình ảnh trung tâm, nối các nhánh nhánh cấp hai đến các nhánh cấp một, nối các nhánh cấp ba đến nhánh cấp hai,…. bằng các đường kẻ. Các đường kẻ càng ở gần hình ảnh trung tâm thì càng được tô đậm hơn, dày hơn. Khi chúng ta nối các đường với nhau, bạn sẽ hiểu và nhớ nhiều thứ hơn rất nhiều do bộ não của chúng ta làm việc bằng sự liên tưởng.
  • Mỗi từ/ảnh/ý nên đứng độc lập và được nằm trên một đường kẻ
  • Tạo ra một kiểu bản đồ riêng cho mình (Kiểu đường kẻ, màu sắc,…)
  • Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường thẳng vì các đường cong được tổ chức rõ ràng sẽ thu hút được sự chú ý của mắt hơn rất nhiều.
  • Bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm.


Phần mềm hỗ trợ vẽ bản đồ tư duy trên máy tính


  • MindManager - Phần mềm này đã được sử dụng khá nhiều tại Việt Nam. MindManager chỉ chạy được trên hệ điều hành Microsoft Windows.
  • ThinkBuzan iMindMap. Được đầu tư xây dựng và phát triển bởi chính Tony Buzan, người rất nổi tiếng với những cuốn sách viết về mind map, có thể nói iMindMap là một chương trình rất được mong đợi của giới tin học bởi sự quy mô, giao diện đẹp và tính… khó crack của nó!
  • FreeMind. Phần mềm nguồn mở, chạy trên hệ điều hành Windows, Mac và Linux. Hiện nay nhóm mã nguồn mở của HueCIT đã nghiên cứu và viết tài liệu hướng dẫn sử dụng
  • Một số phần mềm khác: ConceptDraw, MINDMAP, Visual Mind, Axon Idea Processor, Inspiration

Chúng ta có thể sử dụng sơ đồ tư duy vào nhiều việc khác nhau: 


  • Ghi nhớ chi tiết cấu trúc đối tượng hay sự kiện mà chúng chứa các mối liên hệ phức tạp hay chằng chéo.
  • Tổng kết dữ liệu.
  • Hợp nhất thông tin từ các nguồn nghiên cứu khác nhau.
  • Động não về một vấn đề phức tạp.
  • Trình bày thông tin để chỉ ra cấu trúc của toàn bộ đối tượng.
  • Ghi chép (bài giảng, phóng sự, sự kiện...).

Bản đồ tư duy trong môn Toán
Phát triển ý tưởng môn Văn
Quản lý thời gian của bạn



SYSTEM REQUIREMENTS

Mindjet MindManager 2012

SupportedOperating Systems

Microsoft Windows® 7 32-bit and 64-bit (includes Service Pack 1, February, ’11 release)
Microsoft Windows Vista® SP2 32-bit
Microsoft Windows XP® SP3 32-bit

System Requirements

IBM® or compatible Intel® Pentium® processor (1 GHz or greater)
1 GB RAM or greater
300 MB disk space
SVGA (1024 x 768/16-bit color or greater)
Microsoft .NET 3.5 or higher

Additional Requirements to Use Certain Features

Microsoft Office® Professional 2003, 2007, or 2010
Microsoft Project 2003, 2007, or 2010
Microsoft Internet Explorer® 7.0 or greater
Mozilla® Firefox® 3.5 or greater
Google Chrome™ 8.0 or greater
Adobe® Acrobat® 9.0 or greater
Adobe Flash® Player 10 or greater
Internet Connection
* Microsoft Office 32-bit version recommended

iMindMap Ultimate

 Windows

XP Service Pack 3 (32-bit), Vista (32/64-bit), or Windows® 7 (32/64-bit)
1GHz or faster processor
1GB RAM
400MB free hard disk space

 Mac

OS X 10.5 Leopard, OS X 10.6 Snow Leopard and OS X 10.7 Lion
1GHz or faster processor
1GB RAM
400MB free hard disk space

 Linux

1GHz or faster processor
1GB RAM
400MB free hard disk space
iMindMap has been tested on Ubuntu, Fedora, and Opensuse

Download



Một số lưu ý về cài đặt

Để bảo đảm crack thành công iMindMap, bà con lưu ý:

Ngắt mạng khi cài đặt.
Nếu đã cài đặt những phiên bản cũ thì nên gỡ ra, cả Crack cũng vậy. Trên mạng có nhiều hướng dẫn cầu kỳ, tìm và xóa mọi thư mục và khóa Registry có liên quan. Nhưng theo kinh nghiệm riêng của người viết bài thì chỉ cần gỡ bỏ bình thường rồi xóa mấy thư mục sau là ổn:
Ở Win 7: C:\Users\Tên user\.thinkbuzan và C:\Users\All Users\ThinkBuzan
Ở Win XP: C:\Documents and Settings\Tên user\.thinkbuzan và C:\Documents and Settings\All Users\ThinkBuzan

Cài đặt xong không chạy chương trình.
Đối với phiên bản 5, trước khi chạy file Crack, Người dùng Windows 7 / Vista cần thiết lập Compatibility mode cho nó ở chế độ Win XP (xem hình dưới)




Trên các HĐH 64 bit chú ý đặt lại đường dẫn của file Crack cho đúng (mặc định là C:\Program Files (x86)\ThinkBuzan\iMindMap 5)
Theo tác giả Crack, ở phiên bản 5, sau khi chạy file, cần xóa thư mục sau:

- winxp: "C:\Documents and Settings\All Users\ThinkBuzan\imindmap_cache"
- win7: "C:\Users\All Users\ThinkBuzan\imindmap_cache"

tuy nhiên, với cách làm như trên, người viết bài này đã crack thành công phiên bản 5 cả trên máy thật Win7 64 bit và máy ảo Win XP mà không cần phải xóa thư mục imindmap_cache

Ngôn ngữ giao diện file Crack của phiên bản 5.5 đã bị bản địa hóa, chạy trong các máy thông thường các ký tự không được hiển thị đúng, gây khó khăn khi sử dụng (chắc chú ba Tàu chế ra cái Crack này tính dành riêng cho dân ba Tàu nhà chú xài thôi   ). Tuy nhiên, cách sử dụng và các bước tiến hành thì hoàn toàn giống cái Crack của bản 5.3, bà con nào còn lúng túng có thể tham khảo.
Đối với iMindMap 6, cài đặt xong cũng không chạy chương trình, copy các thư mục con bên trong thư mục Crack vào thư mục của chương trình, đường dẫn: C:\Program Files\ThinkBuzan\iMindMap 6 (Win 32-bit) hoặc: C:\Program Files (x86)\ThinkBuzan\iMindMap 6 (Win 64-bit). Sau cùng, mở lại mạng, mở iMindMap, cho chương trình kết nối với trang chủ, nhấn Continue >> I want a FREE Trial >> Finish. Xong, bạn đã có iMindMap 6 Ultimate.
Nếu đã cài đặt iMindMap 6 từ trước (dùng thử), trước khi copy thư mục crack, cần thoát khỏi chương trình, kể cả iMindMap Preloader ở khay hệ thống và cũng cần xóa các thư mục như tác giả Crack đã yêu cầu.


Sơ đồ tư duy - Công cụ học tập hiệu quả


(GD&TĐ) - Bản đồ tư duy (BĐTD) là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. BĐTD một công cụ tổ chức tư duy nền tảng, có thể miêu tả nó là một kĩ thuật hình họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não, giúp con người khai thác tiềm năng vô tận của bộ não.

Cơ chế hoạt động của BĐTD chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng lưới liên tưởng (các nhánh). BĐTD là công cụ đồ họa nối các hình ảnh có liên hệ với nhau.
Sơ đồ tư duy giúp phát triển ý tưởng


BĐTD giúp HS học được phương pháp học: Việc rèn luyện phương pháp học tập cho HS không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là mục tiêu dạy học. Thực tế cho thấy một số HS học rất chăm chỉ nhưng vẫn học kém, nhất là môn toán, các em này thường học bài nào biết bài đấy, học phần sau đã quên phần trước và không biết liên kết các kiến thức với nhau, không biết vận dụng kiến thức đã học trước đó vào những phần sau. Phần lớn số HS này khi đọc sách hoặc nghe giảng trên lớp không biết cách tự ghi chép để lưu thông tin, lưu kiến thức trọng tâm vào trí nhớ của mình. Sử dụng thành thạo BĐTD trong dạy học HS sẽ học được phương pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy.

 BĐTD giúp HS học tập một cách tích cực. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình vì vậy việc sử dụng BĐTD giúp HS học tập một cách tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não.

Việc HS tự vẽ BĐTD có ưu điểm là phát huy tối đa tính sáng tạo của HS, phát triển năng khiếu hội họa, sở thích của HS, các em tự do chọn màu sắc (xanh, đỏ, vàng, tím,…), đường nét (đậm, nhạt, thẳng, cong…), các em tự “sáng tác” nên trên mỗi BĐTD thể hiện rõ cách hiểu, cách trình bày kiến thức của từng HS và BĐTD do các em tự thiết kế nên các em yêu quí, trân trọng “tác phẩm” của mình.

BĐTD giúp HS ghi chép có hiệu quả. Do đặc điểm của BĐTD nên người thiết kế BĐTD phải chọn lọc thông tin, từ ngữ, sắp xếp, bố cục để “ghi” thông tin cần thiết nhất và lôgic, vì vậy, sử dụng BĐTD sẽ giúp HS dần dần hình thành cách ghi chép có hiệu quả.

Tác giả Stella Cottrell đã tổng kết cách “ghi chép” có hiệu quả trên BĐTD:
1). Dùng từ khóa và ý chính;
2). Viết cụm từ, không viết thành câu;
3). Dùng các từ viết tắt.
4).Có tiêu đề.
5). Đánh số các ý;
6). Liên kết ý nên dùng nét đứt, mũi tên, số, màu sắc,…
7). Ghi chép nguồn gốc thông tin để có thể tra cứu lại dễ dàng.
8). Sử dụng màu sắc để ghi.
Sử dụng sơ đồ tư duy hiệu quả

Chẳng hạn, HS lớp 11 học về phép dời hình và phép đồng dạng trong mặt phẳng, mặt tròn xoay (hình học 12),… có thể hệ thống các phép dời hình bằng BĐTD. Với cách làm này rèn luyện cho bộ óc các em hướng dần tới cách suy nghĩ lôgic, mạch lạc và cũng là cách giúp các em hiểu bài, ghi nhớ kiến thức vào não chứ không phải là học thuộc lòng, học vẹt.

Trước khi học bài mới  “Giản dị” (môn Giáo dục công dân) GV có thể gợi ý cho HS vẽ BĐTD bằng từ khóa “giản dị” sau đó cho các em thảo luận để vẽ tiếp các nhánh và bổ sung dần các ý nhỏ, dẫn đến việc các em tự chiếm lĩnh kiến thức mới một cách nhẹ nhàng, tự nhiên nhưng lại rất hiệu quả đồng thời kích thích hứng thú học tập của HS.
Ghi chép bài bằng sơ đồ tư duy

BĐTD có thể vận dụng được với bất kì điều kiện cơ sở vật chất nào của các nhà trường hiện nay. Có thể thiết kế BĐTD trên giấy, bìa, bảng phụ,… hoặc cũng có thể thiết kế trên phần mềm bản đồ tư duy. Với trường có điều kiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tốt có thể cài vào máy tính phần mềm Mindmap cho GV, HS sử dụng.

Việc sử dụng BĐTD giúp cán bộ quản lí có cái nhìn tổng quát toàn bộ vấn đề, giúp GV đổi mới PPDH, giúp học sinh học tập tích cực đó chính là một trong những cách làm thiết thực triển khai nội dung dạy học có hiệu quả - nội dung quan trọng nhất trong năm nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động.